Điều này nghe có vẻ vô lý vì đúng ra càng gần Mặt trời thì phải càng
nóng mới đúng chứ? Tuy vậy, trong thời điểm Trái Đất ở điểm viễn nhật
(aphelion – cách Mặt trời 152.6 triệu km), nhiệt độ trung bình của Trái
Đất cao hơn tới 2.3 độ C so với khi Trái Đất ở điểm cận nhật (perihelion
– cách Mặt trời 146.6 triệu km). Điều lạ lùng ở đây là trong thời điểm
viễn nhật, lượng ánh sáng nhận được từ Mặt trời thấp hơn 7% so với thời
điểm cận nhật nhưng lại nóng hơn.
Vậy vấn đề ở đây là gì? Là do cấu tạo của Trái Đất. Nếu bạn chưa biết thì khi bán cầu Bắc của Trái Đất là mùa hè thì bán cầu Nam của Trái Đất sẽ là mùa đông và ngược lại. Tuy nhiên, ở bán cầu Bắc thì có nhiều đất hơn là bán cầu phía Nam. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nước, nóng lên nhanh hơn nước nên cho dù lượng ánh sáng nhận được từ Mặt trời thấp hơn nhưng lượng nhiệt hấp thu được sẽ nhiều hơn và làm Trái Đất nóng lên nhanh hơn. Điều này dẫn tới việc Trái Đất lại nóng hơn khi ở xa Mặt trời trong quỹ đạo quay (xung quanh Mặt trời) của mình.
(sưu tầm)
Vậy vấn đề ở đây là gì? Là do cấu tạo của Trái Đất. Nếu bạn chưa biết thì khi bán cầu Bắc của Trái Đất là mùa hè thì bán cầu Nam của Trái Đất sẽ là mùa đông và ngược lại. Tuy nhiên, ở bán cầu Bắc thì có nhiều đất hơn là bán cầu phía Nam. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nước, nóng lên nhanh hơn nước nên cho dù lượng ánh sáng nhận được từ Mặt trời thấp hơn nhưng lượng nhiệt hấp thu được sẽ nhiều hơn và làm Trái Đất nóng lên nhanh hơn. Điều này dẫn tới việc Trái Đất lại nóng hơn khi ở xa Mặt trời trong quỹ đạo quay (xung quanh Mặt trời) của mình.
(sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét